CÁC TIN TỨC KHÁC
Xây cáp treo Fansipan thì còn đâu thử thách leo núi
Liệu những người đi cáp treo qua như vậy thì khi thay đổi áp suất người ta có chịu được hay không? Họ có đủ kiên trì để leo tiếp hay quay đầu trở lại độ cao 2800m rồi leo lên cáp treo và xuống núi?
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Đông Dương với độ cao 3.143m. Khách du lịch đến với Fansipan là những người thích mạo hiểm, muốn được khám phá, được trải nghiệm trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ nơi đây. Để leo được lên đỉnh Fansipan, bạn không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn rèn luyện sức chịu đựng của bản thân. Hành trình leo Fansipan là hành trình những bạn trẻ đặt ra để thử thách và muốn bản thân được trải nghiệm.
Vậy mà, mới đọc tin dự án xây cáp treo đã được tỉnh Lào Cai phê duyệt. Thực sự, rất ngạc nhiên vì bấy lâu nay cứ nghĩ đó chỉ là tin đồn và sẽ được bác bỏ.
Dự án cáp treo có thực sự có phù hợp với địa danh du lịch mạo hiểm, khám phá hay không? Những người đến với Fansipan là những người ưa mạo hiểm, ưa khám phá chứ không phải những người đi du lịch để tham quan cho biết. Hai bên đường để leo Fansipan không có chùa chiền, không có các danh lam thắng cảnh mang tính tín ngưỡng. Vì vậy liệu người lớn tuổi hay những người có niềm tin vào tin ngưỡng có đi hay không?
Tôi là người đã leo Fansipan, và tôi thấy đỉnh núi Fansipan là một cái chóp nhỏ. Đỉnh núi ở đây khá hẹp, liệu có chứa đủ một lượng người đi cáp treo qua độ cao 3143m hay không? Liệu những người đi cáp treo qua như vậy thì khi thay đổi áp suất người ta có chịu được hay không? Và khi bạn đi cáp treo, khi đứng trên cái chóp ở độ cao 3143m ấy bạn không thấy được gì ngoài những đám sương mù dày đặc.
Có ý kiến cho rằng cáp treo xây dựng ở độ cao 2800m, khi đi từ cáp treo qua khách du lịch có thể nghỉ ngơi rồi chuẩn bị cho hành trình leo núi từ 2800m – 3143m (đoạn đường này khó khăn và nguy hiểm nhất). Thực sự, những người đã từng trải nghiệm qua leo núi họ mới thấy được rằng đã leo núi thì phải leo từ chân núi, không ai lại đi leo từ giữa núi. Leo như vậy thì hơi nguy hiểm vì thay đổi áp suất rất dễ bị ngất xỉu. Nếu nguy hiểm hơn thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đồng thời, ở độ cao từ 2800m – 3143m có những khe đá trơn trượt, rồi vách núi…Liệu những người đó có đủ kiên trì để leo tiếp hay quay đầu trở lại độ cao 2800m rồi leo lên cáp treo và xuống núi?
Có những người đã leo Fansipan trên một lần vì họ tìm được những thăng bậc cảm xúc mà nó mang đến. Với con suối chảy dọc, những cây trúc dọc hai bên đường, với những cảm xúc rất mệt khi phải leo qua 29 ngọn núi, rồi những đoạn đường hiểm trở, những vách đã dựng đứng mà chỉ cần sơ hở một chút là có thể mất mạng, rồi những khe sâu, nếu không may mắn gặp phải những cơn mưa trên đường đi... Không ít người đã đấu tranh với việc nên tiếp tục hay từ bỏ. Và rồi khi lên đến đỉnh, là sự tràn ngập niềm tự hào, tự hào vì đã chiến thắng bản thân, đã vượt qua chính mình, chiến thắng sự thách thức.
Vậy, việc làm cáp treo thực sự có cần thiết?
Click để xem thêm: Khách sạn tại Sa pa, nhà hàng tại Sa Pa
Vậy mà, mới đọc tin dự án xây cáp treo đã được tỉnh Lào Cai phê duyệt. Thực sự, rất ngạc nhiên vì bấy lâu nay cứ nghĩ đó chỉ là tin đồn và sẽ được bác bỏ.
Dự án cáp treo có thực sự có phù hợp với địa danh du lịch mạo hiểm, khám phá hay không? Những người đến với Fansipan là những người ưa mạo hiểm, ưa khám phá chứ không phải những người đi du lịch để tham quan cho biết. Hai bên đường để leo Fansipan không có chùa chiền, không có các danh lam thắng cảnh mang tính tín ngưỡng. Vì vậy liệu người lớn tuổi hay những người có niềm tin vào tin ngưỡng có đi hay không?
Tôi là người đã leo Fansipan, và tôi thấy đỉnh núi Fansipan là một cái chóp nhỏ. Đỉnh núi ở đây khá hẹp, liệu có chứa đủ một lượng người đi cáp treo qua độ cao 3143m hay không? Liệu những người đi cáp treo qua như vậy thì khi thay đổi áp suất người ta có chịu được hay không? Và khi bạn đi cáp treo, khi đứng trên cái chóp ở độ cao 3143m ấy bạn không thấy được gì ngoài những đám sương mù dày đặc.
Có ý kiến cho rằng cáp treo xây dựng ở độ cao 2800m, khi đi từ cáp treo qua khách du lịch có thể nghỉ ngơi rồi chuẩn bị cho hành trình leo núi từ 2800m – 3143m (đoạn đường này khó khăn và nguy hiểm nhất). Thực sự, những người đã từng trải nghiệm qua leo núi họ mới thấy được rằng đã leo núi thì phải leo từ chân núi, không ai lại đi leo từ giữa núi. Leo như vậy thì hơi nguy hiểm vì thay đổi áp suất rất dễ bị ngất xỉu. Nếu nguy hiểm hơn thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đồng thời, ở độ cao từ 2800m – 3143m có những khe đá trơn trượt, rồi vách núi…Liệu những người đó có đủ kiên trì để leo tiếp hay quay đầu trở lại độ cao 2800m rồi leo lên cáp treo và xuống núi?
Có những người đã leo Fansipan trên một lần vì họ tìm được những thăng bậc cảm xúc mà nó mang đến. Với con suối chảy dọc, những cây trúc dọc hai bên đường, với những cảm xúc rất mệt khi phải leo qua 29 ngọn núi, rồi những đoạn đường hiểm trở, những vách đã dựng đứng mà chỉ cần sơ hở một chút là có thể mất mạng, rồi những khe sâu, nếu không may mắn gặp phải những cơn mưa trên đường đi... Không ít người đã đấu tranh với việc nên tiếp tục hay từ bỏ. Và rồi khi lên đến đỉnh, là sự tràn ngập niềm tự hào, tự hào vì đã chiến thắng bản thân, đã vượt qua chính mình, chiến thắng sự thách thức.
Vậy, việc làm cáp treo thực sự có cần thiết?
Click để xem thêm: Khách sạn tại Sa pa, nhà hàng tại Sa Pa
Các Tin liên quan
- Kinh nghiệm phượt Sa Pa cho người đi lần đầu tiên (20/07)
- Khách sạn Sapa Vista: Thỏa sức ngắm cảnh và hưởng thụ (20/07)
- Chợ Tình Sa Pa (20/07)
- Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo mùa nước đổ (20/07)
- Cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ (Sa Pa) (20/07)
- Ngắm “mây luồn” đẹp như bức tranh thủy mặc (20/07)
- 61 khách sạn Sa Pa được giới thiệu trên mạng thông tin (20/07)
- Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên 2014: Hội tụ tinh hoa (20/07)
- Chương trình “Mùa xuân trên San Sả Hồ” (20/07)
- (15-12-2013 ) Sapa lạnh âm 1 độ C, băng tuyết xuất (20/07)
Các Nhóm Tin Khác
Kiểm tra giá và phòng trống