Hội làng Vọng Nguyệt
  • Đây Là phòng Suite của Khách sạn Panorama
  • Đây Là phòng Suite của Khách sạn Panorama,
Monday, 07/22/2013 - 14:39

Hội làng Vọng Nguyệt

Nói đến lễ hội ở Bắc Ninh người ta nghĩ đến những hội Lim, tuy nhiên những lễ hội làng cũng không kém phần sinh động và đậm chất văn hóa của người kinh Bắc. Và Hội làng Vọng Nguyệt là một ví dụ.

Hội làng Vọng Nguyệt
Vọng Nguyệt là một trong những làng Việt cổ với những di sản văn hoá vật thể, đánh dấu những mốc son thăng trầm của một cộng đồng làng xã trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Chùa Vọng Nguyệt (tên chữ là Khai Nghiêm tự) do Nguyệt Sinh công chúa nhà Lý dựng. Đến thời Lê và Nguyễn chùa Khai Nghiêm được tu sửa lớn, dựng thạch trụ thiên đài vào năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705), đúc chuông đồng lớn vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và tạc nhiều pho tượng Phật. Đời Dụ Tông (1341-1369) Hàn lâm học sỹ Trương Hán Siêu soạn văn bia, khắc trên đá, kích thước 1,14 m x 0,79 m x 0,27 m.

Vong Nguyệt, như một dải lụa mềm mại trải dài bên dòng sông Cầu “nước chảy lơ thơ”, với Ngã Ba Sà gần nghìn năm qua vẫn âm vang tuyên ngôn bất hủ “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư”, ghi dấu chiến công oanh liệt chống Tống của dân tộc ta do Thái uý Lý Thường Kiệt lãnh đạo.

Mỗi dịp xuân về, người dân nơi đây lại nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội vốn đã thành thông lệ. Từ sáng sớm những người về dự hội đã tập trung tại đình làng chuẩn bị cho rước kiệu...

Có rất nhiều tốp được phân chia nhiệm vụ để rước lễ vật. Gồm một nhóm các em thiếu niên nữ và nam, các cụ ông, cụ bà, thanh niên nam nữ riêng mỗi tốp sẽ có một nhiệm vụ rước từng lễ vật khác nhau như, ngựa ông, ngựa bà, lọng, kiệu...

Đoàn rước đi từ đình làng ra chùa và đi qua các ngõ lớn trong làng. Đi dẫn đầu đoàn rước là một nhóm múa lân gõ chiêng trống inh ỏi và góp lộc của các hộ dân hai bên đường của đoàn rước ban phát, biểu thị sự no ấm đầy đủ, đi sau là người mặc bộ áo dài đỏ dẫn đầu cho đoàn rước. đó là người có chức sắc trong làng thời xưa.

Từng đoàn rước nối đuôi nhau đi trong tiếng kèn trống chiêng rỗn rã cộng với nhóm múa lân vui nhộn trên đường, rất đông những người già người trẻ đứng ra hai bên đường để ban lộc cho đoàn rước và xem lễ hội.

Người dân hai bên đường sắm lễ vật cúng khi đoàn rước đi qua và phát lộc cho đoàn rước lễ hội.

Tất cả các đoàn rước được đi về ngôi chùa cổ của làng để tập trung và lễ hội chính sẽ được tổ chức ở đây, các nghi thức trang trọng và các màn ca múa dân gian được tái hiện lại như các lễ hội thời xưa.

Từng đoàn rước được quy tụ vào sân chùa để tiến hành nghi lễ trang trọng cúng hoàng làng. Có rất đông du khác thập phương và bà con cùng tham gia lễ hội. Vừa ôn lại nét văn hóa dân gian vừa có dịp vui chơi trong ngày hội và gìn giữ những nét văn hóa ấy cho thế hệ mai sau.

Ngoài ra các trò chơi dân gian được tổ chức một cách quy mô như lễ hội vật, vật vốn là một trong những trò chơi dân gian chính trong các lễ hội, về với hội làng có nhiều đô vật ở các tỉnh có truyền thống vật như Hà Tây cũ.

Du khách thập phương và cả người dân rất háo hức vây quanh xới vật để xem các đô vật tranh tài. Trên xới vật rất đông các trai tráng hăng say thi đấu.

Chọi gà cũng là một trong những trò chơi dân gian trong các lễ hội, về với hội làng người ta thường chọi gà là một thú vui cá cược nho nhỏ để tăng không khí thôi.
Dọc trên con đê ven sông Cầu có rất nhiều những trò chơi dân gian được bày ở đấy như giải cờ thế, trò sóc đĩa, tôm cua..

Trên một khúc sông nhỏ các liền anh liền chị hát quan họ tình tứ, người Bắc Ninh có một giọng hát bẩm sinh, không chỉ những liền anh liền chị chuyên nghiệp mới có thẻ hát hay mà hầu hết trong lễ hội đều có sự góp mặt của các giọng hát vẫn luôn chân lấm tay bùn với nghề nông.

Lễ hội kết thúc mà lòng người vẫn đang nâng nâng những cảm xúc khó tả, có người hài lòng, có người thất vọng, cũng có người hy vọng mùa lễ hội tiếp theo sẽ thành công hơn mùa này.

Click để xem thêm: khách sạn tại Sa Pa
Các điểm tham quan khác

Hỗ trợ khách hàng

Mr Thai   Qui Nguyen Skype
Đặt Tour Trợ giúp khách hàng Skype
Hotline: 0964 267 569
Cố Định: 02143 771 535

Kiểm tra giá và phòng trống

calendar