CÁC TIN TỨC KHÁC
Du lịch Sa Pa: Các dân tộc tại Sa Pa
Sa Pa đẹp bởi thiên nhiên trời phú, lại được lộng lẫy, tô điểm bởi cuộc sống sinh hoạt muôn màu sắc của con người - cộng đồng các dân tộc tại Sa Pa đang sinh sống tại đây (H'Mông đen, Tày, Dao, Dáy, Xa Phó).
Bản làng và các dân tộc
Theo tập tục, người Tày người Giáy thường lập bản ở dưới lòng thung bên bờ suối lớn có đồng ruộng bằng phẳng như bản Thanh phú, Nạm Sài, Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải. Người Dao thích sống ven các cánh rừng nơi có nhiều cây thuốc quý như: Tả Phìn, Trung Chải, Nậm Cang, Thanh Kim. Người Mông xưa thích sống rải rác trên các sườn cao cheo leo nay đã về San Sả Hồ, Sa Pả, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Giàng Phìn. Còn người Xa Phó sống bên các nương ngô gần các cánh rừng thưa ở Nậm Sài.
Ngày nay, nhiều con đường đã và đang được mở, nối liền các bản làng xa xôi và dẫn về thị trấn để mọi người dễ dàng giao lưu đi lại. Điện lưới quốc gia đang mở rộng đến nhiều xã còn những nơi xa xôi đều có máy thủy điện nhỏ chạy bằng dòng nước suối. Rất nhiều gia đình có vô tuyến nhận được song từ đài truyền hình đặt trên đỉnh núi Hàm Rồng. Xe gắn máy đã thành phương tiện thông dụng của đa số gia đình và có nhà đã mua được ô tô, cuộc sống của dân bản đang ngày càng đổi mới.
Nhà ở
Nhà người Mông: nhà nền đất, khung gỗ tròn, vách gỗ ván, mái lợp gỗ Pơ Mu. Chuồng lợn, trâu ngoài sân.
Bên trong nhà người Mông: 3 gian, cửa đi chính giữa, một cửa phụ đi vào hông nhà, gian giữa đặt bàn thờ, phía sau hai bên là gường ngủ. Một gian có bếp lửa là nơi tiếp khách, một bên là buồng kho, nhà bếp.
Nhà người Dao: cột vách, gỗ nền, mái ngói hoặc lợp gianh. Cửa giữa chỉ dùng khi có việc quan trọng, thường đi cửa phía đầu hồi nhà. Chuồng gia súc đầy sân.
Bên trong nhà người Dao: Ba gian, ngoài bàn thờ, giường ngủ, trong nhà còn có góc lò rèn, bồn tắm thuốc.
Nhà người Giáy: nhà gỗ nền đất, có gác lững, mái ngói cao, cửa đi chính giữa xây lùi vào. Bản người Giáy thường đông đúc, ở gần suối, nơi đất bằng phẳng.
Bên trong nhà người Giáy: có vách ngăn giữa các gian, giường kê cao, bàn thờ lớn ở chính giữa. Phải trái là phòng ngủ, bên trên có gác xép chứa lương thực.
Nhà người Tày: Nhà sàn, lợp ngói hoặc lá cọ. Cửa chính ở cầu thang, cửa phụ xuống bếp. Gầm sàn là nơi phơi thóc, ngô, chứa chất nông cụ.
Bên trong nhà người Tày: Bàn thờ đặt tại gian giữa, phía trước là nơi tiếp khách. Hai gian ngoài đặt giường ngủ, khung dệt, có gác xép bên trên.
Người Xa Phó: Nhà sàn, cột gỗ, vách tre. Cầu thang bên sườn. Dưới gầm nền đất không san phẳng. Nhà kho chứa thóc ngô để ngoài rẩy. Nhiều bản có ngôi nhà tình yêu cho trai gái tìm hiểu nhau.
Bên trong nhà người Xa Phó: sàn tre, các gian thông nhau không vách ngăn. Bàn thờ trông ra cửa chính. Bếp đặt dưới đất.
Trồng trọt và chăn nuôi
Người Sa Pa trồng lúa nước và lúa nương. Lúa nương trồng trên các vạt đồi dốc, sau khi đốt cỏ. Lúa nước trồng trên các khoang ruộng phẳng và ruộng bậc thang do người dân san sườn đồi đắp bờ công phu trong nhiều năm trời và dẫn nước vào để cày bừa và cấy mạ. Ruộng sắn và ngô trồng trên các vạt đồi, sườn núi. Quanh nhà trồng đào, mận, lê, chuối, mít và các luống rau. Mỗi nhà người Mông có một mảnh ruộng trồng lanh và chàm để dệt và nhuộm vải. Nhà người Xa Phó nuôi nhiều gia súc nhỏ.
Người Tày, Giáy có vườn rau quanh nhà. Người Mông, Dao, Xa Phó thường lên sườn núi cao đốt nương trồng ngô, đắp ruộng bậc thang trồng lúa, vào rừng hái nấm, măng, trồng và thu lượm các cây thuốc quí như thảo quả, tam thất, gấu tàu, nhân sâm. Hiện nay thói du canh du cư của người Mông, Dao đã hoàn toàn chấm dứt.
Nhiều nhà nuôi lợn, trâu, chó, gà, vịt. Trước kia mỗi nhà đều nuôi ngựa để thồ hàng hóa và đi chợ nhưng hiện nay nhiều nhà đã dung xe máy để thay cho ngựa thồ.
Các nghề thủ công
Tất cả các phụ nữ dân tộc ở Sa Pa đều biết dệt vải, thêu thùa và tự may quần áo cho cả nhà. Vải thổ cẩm Sa Pa nổi tiếng vì các chất liệu độc dáo, các mẫu thêu tuyệt đẹp. Đồ trang sức bằng bạc được chế tác ngay tại nhà với các họa tiết hình dáng vô cùng phong phú.
Người Mông có nghề rèn sắt bí truyền. Lưỡi cày, nòng súng, các loại dao của người Mông rất nổi tiếng. Đồ da ngựa cũng rất tốt. Phụ nữ Mông tước sợi lanh dệt thành vải, vẽ sáp ong lên vải trước khi nhuộm chàm, tạo nên những họa tiết sinh động và mềm mại.
Người Dao có nghề làm thuốc chữa bệnh rất giỏi, nhất là các bài thuốc cho phụ nữ, thuốc tắm hơi chữa bệnh và làm trắng da. Đồ bạc chạm khắc nổi làm vòng xuyến, khuy áo của người Dao rất đẹp. Ngoài ra còn giỏi nghề làm giấy, khai thác lâm sản.
Người Xa Phó có tài thêu cườm lên quần áo, khăn mũ rất tinh tế. Đặc biệt các đồ đan lát bằng mây, trúc và tên nỏ của người Xa Phó được các dân tộc khác ưa dùng.
Người Giáy nổi tiếng nghề thủ công như đan lát, đóng đồ gỗ, làm bàn ghế trúc, làm gạch nung vôi, chưng cất dầu hồi. Túi bằng sợi gai và thổ cẩm Tày rất được ưa chuộng.
Quần áo và trang sức
Nam nữ Dao trong trang phục truyền thống: Người Dao dùng vải lanh. Phụ nữ Dao đỏ Sa Pa luôn đội khăn màu đỏ, quần lửng, áo ngắn có hai vạt dài. Đàn ông sau lưng thêu hoạ tiết hình vuông gọi là dấu ấn của " Bàn Vương"
Các hoạ tiết và trang sức Dao: Đường thêu của người Dao Sa Pa dài mũi, chỉ màu tươi. Các đồ trang sức bằng bạc rất phong phú, các hàng cúc bạc to, dài không thể thiếu được.
Nam nữ Mông trong trang phục truyền thống: Quần áo phụ nữ Mông Sa Pa không giống người Mông ở nơi khác, quần lửng quấn xà cạp, khăn xếp đen. Nam nữ đều có áo khoắc ngoài không tay, vạt dài. Đàn ông và trẻ con có mũ quả dưa.
Các hoạ tiết và trang sức Mông: Đường thêu của người Mông bằng chỉ thô, hoạ tiết mềm, màu hoà vào nhau. Đồ đạc bằng trang sức có nét thô khỏe.
Nam nữ Giáy trong trang phục truyền thống: Phụ nữ mặc áo ngắn có hạo tiết sặc sỡ chạy quanh cổ, cài khuy nách, quần hai ống. Đàn ông mặc quần chân què.
Các hoạ tiết và trang sức Giáy: Nẹp thêu thành bằng các màu xanh đỏ vàng, cúc vải. Khăn đen có vạch màu. Vòng tay xà tích rất tỉ mỉ, nhiều lục lạc.
Nam nữ Tày trong trang phục truyền thống: Phụ nữ mặc áo dài tứ thân vải lanh màu chàm, khăn mỏ quạ tươi màu. Đàn ông mặc quần chân què, đội khăn carô.
Các họa tiết tràn sức của Tày: Quần áo không thêu thùa, ít đeo trang sức.
Nam nữ Xa Phó trong trang phục truyền thống: Nữ mặc áo ngắn nhiều hoa văn sặc sỡ, váy cuốn. Nam mặc áo cánh, cài nách, vải lanh.
Các hoạ tiết trang sức Xa Phó: Nhiều vòng cổ, vòng tay bằng bạc, nhiều hạt cườm trên áo. Hoạ tiết thêu hàng ngang, nhiều màu sắc.
Phụ nữ dân tộc Sa Pa rất coi trọng quần áo, trang phục và được chú ý hơn cả nhà cửa, cơm gạo. Cô gái nào cũng tự mình thêu may quần áo, đặc biệt là bộ đồ cưới. Khăn đội đầu và túi đeo vai không thể thiếu. Những khi đi chợ, đi sang bản khác và đi lễ hội bao giờ người ta cũng mặc bộ quần áo đẹp nhất.
Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng. Nhìn quần áo có thể hiểu được đấy là dân tộc nào, nhà giàu hay không, phụ nữ trong nhà khéo tay hay vụng. Những đồ trang sức rất nhiều, chủ yếu làm bằng bạc, rất phong phú về mẫu mã khuyên tai, vòng đeo cổ, vòng cổ tay, vòng cổ chân, xà tích, khuy áo. Quần áo, đồ trang sức người Sa Pa đã được du khách hâm mộ và tìm đến mua làm đồ lưu niệm.
Ngôn ngữ và giao tiếp
Dân tộc ở Sa Pa đều có ngôn ngữ riêng và đến nay vẫn dùng trong đời sống hàng ngày. Để tiện giao tiếp giữa các dân tộc, trước kia người ta dùng tiếng quan hoả là thứ tiếng Hán đã bị biến đổi của người dân vùng biên giới.
Các dân tộc Tày, Giáy, Dao có chữ viết riêng giống chữ Hán nôm. Chữ viết cỗ của người Mông đã bị thất truyền sau nhiều thế kỉ du canh du cư. Hiện nay mỗi dân tộc đều có chữ viết latinh hoá theo kí tự abc.
Ngày nay tiếng Việt là tiếng phổ thông, đa số mọi người đều biết. Nhà nào ở Sa Pa cũng có đài, nhiều nhà có vô tuyến, video.
Khi giao tiếp, du khách chỉ nên dùng các tên dân tộc chính thức là Mông, Dao, Tày, Dáy, Xa Phó. Không dùng các cách gọi khác làm đồng bào phật ý.
Theo tập tục, người Tày người Giáy thường lập bản ở dưới lòng thung bên bờ suối lớn có đồng ruộng bằng phẳng như bản Thanh phú, Nạm Sài, Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải. Người Dao thích sống ven các cánh rừng nơi có nhiều cây thuốc quý như: Tả Phìn, Trung Chải, Nậm Cang, Thanh Kim. Người Mông xưa thích sống rải rác trên các sườn cao cheo leo nay đã về San Sả Hồ, Sa Pả, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Giàng Phìn. Còn người Xa Phó sống bên các nương ngô gần các cánh rừng thưa ở Nậm Sài.
Ngày nay, nhiều con đường đã và đang được mở, nối liền các bản làng xa xôi và dẫn về thị trấn để mọi người dễ dàng giao lưu đi lại. Điện lưới quốc gia đang mở rộng đến nhiều xã còn những nơi xa xôi đều có máy thủy điện nhỏ chạy bằng dòng nước suối. Rất nhiều gia đình có vô tuyến nhận được song từ đài truyền hình đặt trên đỉnh núi Hàm Rồng. Xe gắn máy đã thành phương tiện thông dụng của đa số gia đình và có nhà đã mua được ô tô, cuộc sống của dân bản đang ngày càng đổi mới.
Nhà ở
Nhà người Mông: nhà nền đất, khung gỗ tròn, vách gỗ ván, mái lợp gỗ Pơ Mu. Chuồng lợn, trâu ngoài sân.
Bên trong nhà người Mông: 3 gian, cửa đi chính giữa, một cửa phụ đi vào hông nhà, gian giữa đặt bàn thờ, phía sau hai bên là gường ngủ. Một gian có bếp lửa là nơi tiếp khách, một bên là buồng kho, nhà bếp.
Nhà người Dao: cột vách, gỗ nền, mái ngói hoặc lợp gianh. Cửa giữa chỉ dùng khi có việc quan trọng, thường đi cửa phía đầu hồi nhà. Chuồng gia súc đầy sân.
Bên trong nhà người Dao: Ba gian, ngoài bàn thờ, giường ngủ, trong nhà còn có góc lò rèn, bồn tắm thuốc.
Nhà người Giáy: nhà gỗ nền đất, có gác lững, mái ngói cao, cửa đi chính giữa xây lùi vào. Bản người Giáy thường đông đúc, ở gần suối, nơi đất bằng phẳng.
Bên trong nhà người Giáy: có vách ngăn giữa các gian, giường kê cao, bàn thờ lớn ở chính giữa. Phải trái là phòng ngủ, bên trên có gác xép chứa lương thực.
Nhà người Tày: Nhà sàn, lợp ngói hoặc lá cọ. Cửa chính ở cầu thang, cửa phụ xuống bếp. Gầm sàn là nơi phơi thóc, ngô, chứa chất nông cụ.
Bên trong nhà người Tày: Bàn thờ đặt tại gian giữa, phía trước là nơi tiếp khách. Hai gian ngoài đặt giường ngủ, khung dệt, có gác xép bên trên.
Người Xa Phó: Nhà sàn, cột gỗ, vách tre. Cầu thang bên sườn. Dưới gầm nền đất không san phẳng. Nhà kho chứa thóc ngô để ngoài rẩy. Nhiều bản có ngôi nhà tình yêu cho trai gái tìm hiểu nhau.
Bên trong nhà người Xa Phó: sàn tre, các gian thông nhau không vách ngăn. Bàn thờ trông ra cửa chính. Bếp đặt dưới đất.
Trồng trọt và chăn nuôi
Người Sa Pa trồng lúa nước và lúa nương. Lúa nương trồng trên các vạt đồi dốc, sau khi đốt cỏ. Lúa nước trồng trên các khoang ruộng phẳng và ruộng bậc thang do người dân san sườn đồi đắp bờ công phu trong nhiều năm trời và dẫn nước vào để cày bừa và cấy mạ. Ruộng sắn và ngô trồng trên các vạt đồi, sườn núi. Quanh nhà trồng đào, mận, lê, chuối, mít và các luống rau. Mỗi nhà người Mông có một mảnh ruộng trồng lanh và chàm để dệt và nhuộm vải. Nhà người Xa Phó nuôi nhiều gia súc nhỏ.
Người Tày, Giáy có vườn rau quanh nhà. Người Mông, Dao, Xa Phó thường lên sườn núi cao đốt nương trồng ngô, đắp ruộng bậc thang trồng lúa, vào rừng hái nấm, măng, trồng và thu lượm các cây thuốc quí như thảo quả, tam thất, gấu tàu, nhân sâm. Hiện nay thói du canh du cư của người Mông, Dao đã hoàn toàn chấm dứt.
Nhiều nhà nuôi lợn, trâu, chó, gà, vịt. Trước kia mỗi nhà đều nuôi ngựa để thồ hàng hóa và đi chợ nhưng hiện nay nhiều nhà đã dung xe máy để thay cho ngựa thồ.
Các nghề thủ công
Tất cả các phụ nữ dân tộc ở Sa Pa đều biết dệt vải, thêu thùa và tự may quần áo cho cả nhà. Vải thổ cẩm Sa Pa nổi tiếng vì các chất liệu độc dáo, các mẫu thêu tuyệt đẹp. Đồ trang sức bằng bạc được chế tác ngay tại nhà với các họa tiết hình dáng vô cùng phong phú.
Người Mông có nghề rèn sắt bí truyền. Lưỡi cày, nòng súng, các loại dao của người Mông rất nổi tiếng. Đồ da ngựa cũng rất tốt. Phụ nữ Mông tước sợi lanh dệt thành vải, vẽ sáp ong lên vải trước khi nhuộm chàm, tạo nên những họa tiết sinh động và mềm mại.
Người Dao có nghề làm thuốc chữa bệnh rất giỏi, nhất là các bài thuốc cho phụ nữ, thuốc tắm hơi chữa bệnh và làm trắng da. Đồ bạc chạm khắc nổi làm vòng xuyến, khuy áo của người Dao rất đẹp. Ngoài ra còn giỏi nghề làm giấy, khai thác lâm sản.
Người Xa Phó có tài thêu cườm lên quần áo, khăn mũ rất tinh tế. Đặc biệt các đồ đan lát bằng mây, trúc và tên nỏ của người Xa Phó được các dân tộc khác ưa dùng.
Người Giáy nổi tiếng nghề thủ công như đan lát, đóng đồ gỗ, làm bàn ghế trúc, làm gạch nung vôi, chưng cất dầu hồi. Túi bằng sợi gai và thổ cẩm Tày rất được ưa chuộng.
Quần áo và trang sức
Nam nữ Dao trong trang phục truyền thống: Người Dao dùng vải lanh. Phụ nữ Dao đỏ Sa Pa luôn đội khăn màu đỏ, quần lửng, áo ngắn có hai vạt dài. Đàn ông sau lưng thêu hoạ tiết hình vuông gọi là dấu ấn của " Bàn Vương"
Các hoạ tiết và trang sức Dao: Đường thêu của người Dao Sa Pa dài mũi, chỉ màu tươi. Các đồ trang sức bằng bạc rất phong phú, các hàng cúc bạc to, dài không thể thiếu được.
Nam nữ Mông trong trang phục truyền thống: Quần áo phụ nữ Mông Sa Pa không giống người Mông ở nơi khác, quần lửng quấn xà cạp, khăn xếp đen. Nam nữ đều có áo khoắc ngoài không tay, vạt dài. Đàn ông và trẻ con có mũ quả dưa.
Các hoạ tiết và trang sức Mông: Đường thêu của người Mông bằng chỉ thô, hoạ tiết mềm, màu hoà vào nhau. Đồ đạc bằng trang sức có nét thô khỏe.
Nam nữ Giáy trong trang phục truyền thống: Phụ nữ mặc áo ngắn có hạo tiết sặc sỡ chạy quanh cổ, cài khuy nách, quần hai ống. Đàn ông mặc quần chân què.
Các hoạ tiết và trang sức Giáy: Nẹp thêu thành bằng các màu xanh đỏ vàng, cúc vải. Khăn đen có vạch màu. Vòng tay xà tích rất tỉ mỉ, nhiều lục lạc.
Nam nữ Tày trong trang phục truyền thống: Phụ nữ mặc áo dài tứ thân vải lanh màu chàm, khăn mỏ quạ tươi màu. Đàn ông mặc quần chân què, đội khăn carô.
Các họa tiết tràn sức của Tày: Quần áo không thêu thùa, ít đeo trang sức.
Nam nữ Xa Phó trong trang phục truyền thống: Nữ mặc áo ngắn nhiều hoa văn sặc sỡ, váy cuốn. Nam mặc áo cánh, cài nách, vải lanh.
Các hoạ tiết trang sức Xa Phó: Nhiều vòng cổ, vòng tay bằng bạc, nhiều hạt cườm trên áo. Hoạ tiết thêu hàng ngang, nhiều màu sắc.
Phụ nữ dân tộc Sa Pa rất coi trọng quần áo, trang phục và được chú ý hơn cả nhà cửa, cơm gạo. Cô gái nào cũng tự mình thêu may quần áo, đặc biệt là bộ đồ cưới. Khăn đội đầu và túi đeo vai không thể thiếu. Những khi đi chợ, đi sang bản khác và đi lễ hội bao giờ người ta cũng mặc bộ quần áo đẹp nhất.
Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng. Nhìn quần áo có thể hiểu được đấy là dân tộc nào, nhà giàu hay không, phụ nữ trong nhà khéo tay hay vụng. Những đồ trang sức rất nhiều, chủ yếu làm bằng bạc, rất phong phú về mẫu mã khuyên tai, vòng đeo cổ, vòng cổ tay, vòng cổ chân, xà tích, khuy áo. Quần áo, đồ trang sức người Sa Pa đã được du khách hâm mộ và tìm đến mua làm đồ lưu niệm.
Ngôn ngữ và giao tiếp
Dân tộc ở Sa Pa đều có ngôn ngữ riêng và đến nay vẫn dùng trong đời sống hàng ngày. Để tiện giao tiếp giữa các dân tộc, trước kia người ta dùng tiếng quan hoả là thứ tiếng Hán đã bị biến đổi của người dân vùng biên giới.
Các dân tộc Tày, Giáy, Dao có chữ viết riêng giống chữ Hán nôm. Chữ viết cỗ của người Mông đã bị thất truyền sau nhiều thế kỉ du canh du cư. Hiện nay mỗi dân tộc đều có chữ viết latinh hoá theo kí tự abc.
Ngày nay tiếng Việt là tiếng phổ thông, đa số mọi người đều biết. Nhà nào ở Sa Pa cũng có đài, nhiều nhà có vô tuyến, video.
Khi giao tiếp, du khách chỉ nên dùng các tên dân tộc chính thức là Mông, Dao, Tày, Dáy, Xa Phó. Không dùng các cách gọi khác làm đồng bào phật ý.
Các Tin liên quan
- Kinh nghiệm phượt Sa Pa cho người đi lần đầu tiên (01/09)
- Khách sạn Sapa Vista: Thỏa sức ngắm cảnh và hưởng thụ (01/09)
- Chợ Tình Sa Pa (01/09)
- Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo mùa nước đổ (01/09)
- Cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ (Sa Pa) (01/09)
- Ngắm “mây luồn” đẹp như bức tranh thủy mặc (01/09)
- 61 khách sạn Sa Pa được giới thiệu trên mạng thông tin (01/09)
- Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên 2014: Hội tụ tinh hoa (01/09)
- Chương trình “Mùa xuân trên San Sả Hồ” (01/09)
- (15-12-2013 ) Sapa lạnh âm 1 độ C, băng tuyết xuất (01/09)
Các Nhóm Tin Khác
Kiểm tra giá và phòng trống