CÁC TIN TỨC KHÁC
Một du khách mất tích khi leo núi Fansipan
Thông tin trên do ông Ninh Anh Vũ, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) cung cấp hồi 18 giờ hôm nay (19/7). Du khách mất tích là anh Phạm Ngọc Anh (sinh năm 1993), sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Anh Ngọc Anh bị mất tích từ chiều ngày 12/7, khi đang trên đường trở về từ ngọn núi Phan Si Păng.
Theo ông Vũ, du khách bị mất tích nằm trong đoàn du khách leo núi Phan Si Păng do công ty du lịch tổ chức. Trên đường từ đỉnh núi Phan Si Păng trở về thị trấn Sa Pa chiều ngày 12/7, khi xuống dốc tới độ cao 2.800 mét cả đoàn nghỉ dừng chân, nhưng anh Phạm Ngọc Anh đã tự ý đi trước nên đã bị lạc.
Ngay sau khi trở về thị trấn Sa Pa, không thấy anh Phạm Ngọc Anh về vị trí tập kết, đoàn khách du lịch và công ty du lịch đã báo cáo công an huyện Sa Pa và Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) tìm kiếm.
Đường xuống núi ở độ cao 2.800 mét rất khó đi và tiềm ẩn nguy hiểm
UBND huyện Sa Pa đã chỉ đạo công an huyện và vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) tổ chức 3 đoàn (với 30 người) tìm kiếm liên tục mấy ngày qua ở khu vực quanh địa điểm 2.800 mét và các vị trí lân cận đỉnh núi Phan Si Păng nhưng đến 18 giờ ngày hôm nay (19/7) vẫn chưa thấy tung tích anh Phạm Ngọc Anh.
Đây là trường hợp hy hữu xảy ra đối với du khách leo núi Phan Si Păng vì hàng ngàn lượt du khách từ trước tới nay leo núi chinh phục “ Nóc nhà Việt Nam” chưa bao giờ bị đi lạc như trường hợp vừa rồi.
Mặc dù thời tiết núi Hoàng Liên (Sa Pa) hiện nay rất xấu do mưa to, gió lớn nhưng các lực lượng cứu hộ của huyện Sa Pa tiếp tục mở các hướng tìm kiếm du khách bị thất lạc. Việc đề nghị chi viện chó nghiệp vụ của công an giúp tìm kiếm cũng đã được tính đến.
Xin nói thêm địa hình khu vực độ cao 2.800 mét trên núi Hoàng Liên (Sa Pa) rất nguy hiểm vì dốc đá cao, vực sâu hàng trăm mét.
Ngay sau khi trở về thị trấn Sa Pa, không thấy anh Phạm Ngọc Anh về vị trí tập kết, đoàn khách du lịch và công ty du lịch đã báo cáo công an huyện Sa Pa và Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) tìm kiếm.
Đường xuống núi ở độ cao 2.800 mét rất khó đi và tiềm ẩn nguy hiểm
UBND huyện Sa Pa đã chỉ đạo công an huyện và vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) tổ chức 3 đoàn (với 30 người) tìm kiếm liên tục mấy ngày qua ở khu vực quanh địa điểm 2.800 mét và các vị trí lân cận đỉnh núi Phan Si Păng nhưng đến 18 giờ ngày hôm nay (19/7) vẫn chưa thấy tung tích anh Phạm Ngọc Anh.
Đây là trường hợp hy hữu xảy ra đối với du khách leo núi Phan Si Păng vì hàng ngàn lượt du khách từ trước tới nay leo núi chinh phục “ Nóc nhà Việt Nam” chưa bao giờ bị đi lạc như trường hợp vừa rồi.
Mặc dù thời tiết núi Hoàng Liên (Sa Pa) hiện nay rất xấu do mưa to, gió lớn nhưng các lực lượng cứu hộ của huyện Sa Pa tiếp tục mở các hướng tìm kiếm du khách bị thất lạc. Việc đề nghị chi viện chó nghiệp vụ của công an giúp tìm kiếm cũng đã được tính đến.
Xin nói thêm địa hình khu vực độ cao 2.800 mét trên núi Hoàng Liên (Sa Pa) rất nguy hiểm vì dốc đá cao, vực sâu hàng trăm mét.
Tin và ảnh: Phạm Ngọc Triển (Theo Dân Trí)
Click để xem thêm: Khách sạn tại Sa pa
Các Tin liên quan
- Kinh nghiệm phượt Sa Pa cho người đi lần đầu tiên (20/07)
- Khách sạn Sapa Vista: Thỏa sức ngắm cảnh và hưởng thụ (20/07)
- Chợ Tình Sa Pa (20/07)
- Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo mùa nước đổ (20/07)
- Cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ (Sa Pa) (20/07)
- Ngắm “mây luồn” đẹp như bức tranh thủy mặc (20/07)
- 61 khách sạn Sa Pa được giới thiệu trên mạng thông tin (20/07)
- Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên 2014: Hội tụ tinh hoa (20/07)
- Chương trình “Mùa xuân trên San Sả Hồ” (20/07)
- (15-12-2013 ) Sapa lạnh âm 1 độ C, băng tuyết xuất (20/07)
Các Nhóm Tin Khác
Kiểm tra giá và phòng trống