Du lịch Sa Pa: Hướng đến sự phát triển bền vững tin tức du lịch Sa Pa.
  • Đây Là phòng Suite của Khách sạn Panorama
  • Đây Là phòng Suite của Khách sạn Panorama,
CÁC TIN TỨC KHÁC
Monday, 11/04/2013 - 14:38

Du lịch Sa Pa: Hướng đến sự phát triển bền vững

 Sa Pa có một sức hút lạ kỳ đối với du khách không chỉ bởi cảnh quanh, khí hậu và sự đa dạng văn hóa dân tộc cùng với hệ thống di sản độc đáo của thiên nhiên như núi Hàm Rồng, khu chạm khắc đá cổ, suối đá vàng, thác tình yêu, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn vào mùa lúa chín như những dải lụa vàng vắt ngang lưng trời... mà còn bởi một cuộc sống mộc mạc, giản dị nhưng mang đậm nét văn hóa vùng cao của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, đa dạng văn hóa đã tạo điều kiện cho Sa Pa phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là các tour du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng…

Du lịch Sa Pa: Hướng đến sự phát triển bền vững
 Sa Pa luôn chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc.
Số lượng du khách tăng lên mỗi năm chính là câu trả lời cho sức hút của du lịch Sa Pa. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, lượng khách du lịch đã tăng từ 120.000 lượt (năm 2003) lên đến trên 600.000 lượt vào năm 2012 và vẫn đang trong đà tăng trưởng. Tính riêng 9 tháng của năm 2013, lượng du khách đã đạt trên 950.000 lượt người. Những con số ấn tượng đó đã lý giải sự thu hút du khách đến với Sa Pa - vùng du lịch nổi tiếng được người Pháp phát hiện từ đầu thế kỷ XX đã bảo tồn, giữ được nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, nền tảng để Sa Pa hướng tới sự phát triển du lịch bền vững và là điểm độc đáo, nét đặc trưng riêng có của Sa Pa.

Trong những năm qua, nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, Sa Pa tập trung vào công tác bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời tiến hành quy hoạch và rà soát toàn bộ hệ thống dịch vụ nhà hàng, bán hàng phục vụ và công tác quản lý hiệu quả hơn.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, đồng thời với việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, Sa Pa đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng môi trường văn hóa du lịch Sa Pa văn minh hơn, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Các cấp, các ngành đã tích cực ngăn chặn tình trạng đeo bám khách du lịch, bán hàng rong bằng những việc làm cụ thể như: Tuyên truyền tại các xã có nhiều phụ nữ và trẻ em bán hàng rong, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ hướng dẫn người dân phát triển các mô hình sinh kế hiệu quả thông qua các câu lạc bộ thêu, may thổ cẩm, hình thành các điểm bán hàng tập trung tại địa phương.

Bên cạnh đó, để bảo tồn văn hóa các dân tộc và giới thiệu tới khách du lịch những sản phẩm riêng có, tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc, Sa Pa cũng đã quan tâm tới việc xây dựng các điểm bán hàng tập trung tại các xã và một số khu vực thuộc thị trấn, tiêu biểu là điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của người Dao đỏ tại Nhà Bảo tàng trung tâm thị trấn Sa Pa; điểm sản xuất và bán tại chỗ các sản phẩm thổ cẩm của dân tộc thiểu số tại chợ Sa Pa… Đến nay, một bộ phận người dân đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động; cơ bản giảm hiện tượng phụ nữ, người già, trẻ em người dân tộc đeo bám khách du lịch.

Lâu nay, Sa Pa hấp dẫn du khách bởi những nét rất riêng và đặc trưng, là những bản làng nguyên sơ, bản sắc văn hóa các dân tộc, những thửa ruộng bậc thang, là một Sa Pa hòa quyện với thiên nhiên.

Để du lịch phát triển thực sự bền vững, trong thời gian tới, Sa Pa cần tiếp tục thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, về quy hoạch du lịch: Sa Pa đã công bố quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch đến năm 2030. Tuy nhiên, để triển khai và thực hiện quy hoạch gắn với việc bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên, cần quan tâm và có sự thống nhất trong thực hiện quy hoạch, phát triển hài hòa các công trình, dịch vụ văn hóa, thể thao du lịch hiện đại với việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cư dân địa phương. Với sự tham gia tự giác, trách nhiệm của không chỉ các cơ quan, tổ chức mà phải có sự tham gia tích cực của mỗi người dân và du khách. Huyện Sa Pa phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, chú trọng thu hút đầu tư các dự án từ nhiều thành phần kinh tế để phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, dịch vụ, nâng cấp và phát triển các điểm du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo chiều hướng chất lượng cao.

Thứ hai, cần chú trọng phát triển nguồn lực phục vụ phát triển du lịch để bảo tồn sinh thái gắn với công tác nghiên cứu. Hiện, trong địa bàn huyện Sa Pa có khoảng 80 hướng dẫn viên du lịch người Mông và Dao đỏ, họ đều sinh sống ở các làng, bản, chưa từng đi học tiếng Anh. Lực lượng này cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về hướng dẫn viên du lịch, bởi vì, thông qua đội ngũ này sẽ góp phần rất lớn trong việc quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hoá truyền thống địa phương và góp phần đưa hoạt động hướng dẫn du lịch trở nên chuyên nghiệp hơn.

Thứ ba, cần nghiên cứu để có phương pháp quản lý hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất đối với khách đi du lịch tại bản, làng dân tộc, phù hợp với qui định và xu thế phát triển chung của ngành du lịch. Dân tộc thiểu số cùng lối sống và văn hoá của họ cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất thu hút khách du lịch nước ngoài tới Sa Pa.

Thứ tư, cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Sa Pa. Bên cạnh các cửa hàng bán đồ lưu niệm, những sản vật của Sa Pa như: Sản phẩm thổ cẩm, thuốc tắm người Dao đỏ, hàng thủ công, mỹ nghệ của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Sa Pa; cần bố trí ở những điểm tham quan các quầy lưu niệm một cách hợp lý, khoa học, nhằm đưa hoạt động này trở nên chuyên nghiệp; đồng thời cần có cơ chế kiểm soát chặt về giá và chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng chèn ép, chèo kéo khách du lịch.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Sa Pa. Công tác tuyên truyền quảng bá phải đạt được mục đích đưa hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và con người Sa Pa đến du khách trong và ngoài nước. Phải luôn đổi mới các loại hình sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch, trong đó, đặc biệt chú trọng du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch văn hoá.

Kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa là cơ hội tốt để Sa Pa tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Sa Pa nói riêng và của tỉnh nói chung trong chặng đường mới.

Hỗ trợ khách hàng

Mr Thai   Qui Nguyen Skype
Đặt Tour Trợ giúp khách hàng Skype
Hotline: 0964 267 569
Cố Định: 02143 771 535

Kiểm tra giá và phòng trống

calendar