CÁC TIN TỨC KHÁC
Gia đình các dân tộc ở Sa Pa
Trên dải đất Việt Nam hình chữ S từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau, có tới 54 dân tộc anh em chung sống. Tuy nhiên người Kinh đã chiếm tới 87%. Nhưng nếu chỉ tính trong huyện Sa Pa, người Kinh lại là thiểu số, chỉ vào khoảng 15%.
Đông nhất là người Mông, có tới hơn 2 vạn người, tức là 53% dân số toàn huyện .Sau đó là người Dao, khoảng 24%. Người Tày ở Sa Pa chỉ có 5%, người Giáy vào khoảng 2%, và còn có một số người Xá Phó thuộc tộc Phù Lá. Như vậy ở Sa Pa chỉ có 6 nhóm dân tôc, các nhóm dân tộc này khác nhau về phục trang, về ngôn ngữ, về phong tục tập quán, tín ngưỡng mà trong đó trang phục là đặc điểm dễ nhận biết nhất. trong suốt nhiều thế kỷ các dân tộc này lần lượt trước sau di cư đến Sa Pa theo nhiều đợt và cuối cùng đã định cư ở đây.
Tất cả các dân tộc này đã chung sống hòa hợp đoàn kết trong khi đó vẫn giữ được lối sống và bản sắc văn hóa rất riêng biệt của mình. Hầu như không thấy có những tranh chấp về đất đai tài nguyên, không có những mâu thuẫn sắc tộc tín ngưỡng và các dân tộc đều thật lòng tôn trọng lẫn nhau. Đây là một truyền thống rất quý giá của Sa Pa nói riêng và công đồng dân tộc ở Việt Nam nói chung. Chính sự phong phú đa dạng về văn hóa và thái độ ứng xử rất văn minh đầy tình người này đã là một phàn quan trong tạo nên sự hấp dẫn của Sa Pa đối với du khách.Người Mông vốn có nhiều kinh nghiệm trồng lúa từ xa xưa, với kỹ thuật canh tác rất cao. Sống ở các nơi hiểm trở, thiếu đất, họ thường san đắp sườn núi thành các ruộng bậc thang, nhiều mảnh chỉ nhỏ như cái chiếu nhưng đã mất không biết bao nhiêu công sức mới thành. Các khu ruộng bậc thanng của người Mong ở ven các sườn thung Sa pa là các thửa ruộng bậc thang được các nhà nhiếp ảnh và quay phim xếp vào loại đẹp nhất niềm Tây Bắc.
Trước kia người Mông có thói quen đốt rừng, phát hoang làm thành các lương ngô lúa chỉ trồng một hai vụ. Trong mấy năm gần đây, do được giải thích giáo dục và nhờ các chính sách giao đất, giao rừng, người Mông đã từ bỏ lối du canh. Từ khi thực hiện chính sách giao rừng cho dân, nhiều cánh rừng ở Sa Pa đang từng ngày xanh tốt trở lại.
Toàn bộ kho tàng tín ngưỡng, văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, đời sống xã hội được phản ánh bằng các lời ca truyền khẩu. Từ năm 1961 đến nay người Mông ở Việt Nam đã có hệ thống chữ cái Latinh để phiên âm tiếng Mông.
Trong các lễ hội của người Mông, quan trọng nhất là hội Gầu Tào thường diễn ra vào nửa đầu tháng Giêng. Nhà nào hiếm con hoặc có người ốm đau vận hạn thì xin được mở hội và làm trong 3 năm liền, mỗi năm 3 ngày hoặc 1 năm 9ngày liền. trong lễ hội có cả ăn uống vui chơi dân chúng xa gần đến dự rất đông.
Với số dân chiếm đa số ở Sa Pa, người Mông Sa Pa đã đóng gớp một phần rất quan trọng tạo nên bảo sắc của vùng đất Sa Pa độc đáo này. Có những xã, thôn bản hầu hết là người Mông, như San Xả Hồ, Sa Pả, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Giàng Phình.
Người Dao có quan hệ rất gàn với người Mông. Nhiều nhà khao học xếp 2 dân tộc này trong cùng 1 nhóm ngôn ngữ Mông- Dao, và cho rằng 2 dân tộc này thời xa xưa có cùng 1 nguồn gốc nhưng đã tách dần ra và bị phân tán, xé lẻ trên đường di cư trong suốt nhiều thế kỷ. vì thế, hiện nay hai dân tộc này mang nhiều bản sắc rất khác biệt mặc dù ở nhiều nơi và ngay trong một số bản làng ở Sa Pa họ vẫn cùng chung sống với nhau.
Người Dao vốn có chữ viết riêng gọi là chữ Nôm- Dao, chủ yếu dựa vào chữ hán cổ nhưng đến nay chỉ còn những người cao tuổi có thể đọc và viết loại chữ này. Các sách cổ của các gia đình cũng mất mát nhiều và thường chỉ có các Thày cúng còn giữ các sách cũ ghi các bài ca dùng cho việc tế lễ. người đàn ông Dao nào cũng phải chịu một lễ " cấp sắc" mới được coi là người lớn và mới được thánh thần, âm binh chấp nhận. người Dao không có điệu múa dân gian, ít dùng nhạc cụ nhưng lại thường hát đối giao duyên thâu đêm suốt sáng giữa trai làng nọ với gái làng kia. Trước kia vào các tối thứ 7 hàng tuần, trai gái Dao ở Sa Pa thường tụ tập hát giao duyên ở ngay trong khu chợ và trên các con đường ở thị trấn Sa Pa. đây là một dịp vui rất lãng mạn và độc đáo, rất tiếc là gần đây du khách thường tò mò đến xem, chụp ảnh và tròng ghẹo cho nên các nhóm hát của người Dao đã tản đi ra xa và không thích hát ở chợ nữa. Người Dao ở Sa Pa thuộc nhóm Dao đỏ, với đặc điểm nổi bật nhất là chiếc khăn đội đầu màu đỏ thắm của phụ nữ. trang phục của phụ nữ Dao đỏ Sa pa được coi là đẹp nhất trong các nhóm người Dao và đa số vẫn còn cạo nhẵn lông mày và một phần tóc phía trước xưa kia.
ở Sa pa, người Dao có nhiều đất canh tác và nhiều gia đình có những vạt rừng, bên dưới trồng thảo quả, được lái buôn vào tận nhà thu mua để xuất sang Trung Quốc vì thế đời sống tương đối tốt. nhiều nhà đã có tivi, xe máy, có nhà đã có máy kéo, ô tô. Các xã ở Sa Pa có đông người Dao nhất là Tả Phìn, Trung Chải, Suối Thầu, Nậm Cang, Thanh Kim. Người Tày tại Sa Pa sống tập trung ở một vài xã phía nam, gọi là hạ huyện như Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài là những miền bằng phẳng, có nhiều ruộng nương để sinh sống.
Vốn đã định cư lâu đời ở các thung lũng màu mỡ có nhiều cánh đồng, sông suối lớn, người Tày đã có một nền sông suối lớn, người Tày đã có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển. sống gần rừng, người Tày cũng có nghề hái lượm lâm sản, cây thuốc, săn bắn. ở những nơi có suối ruộng, ven sông, người ta cũng còn chăng lưới, đặt rọ và đào ao nuôi cá. Các nghề thủ công của người Tày là một nguồn cung cấp lớn cho thị trường địa phương như vải dệt, đồ mây tre, đồ gỗ gia đình, dầu ép, vôi nung. Trước kia chữ Nôm- Tày trên cơ sở chữ Hán cổ còn được sử dụng nhưng ngày nay hầu như chỉ còn một số người già là còn đọc được. Đặc biệt người Tày có các kho tàng các chuyện cổ tích, thần thoại, truyện thơ mà trong đó có những chuyện giống như của người Kinh như truyện Thạch Sanh, Vua Gióng, Trâu- Hổ...
Dân ca của người Tày có nhiều làn điệu nhưng nổi tiếng nhất là kiểu hát lượn, thường được hát vào ban đêm mỗi khi có khách từ xa tới và trong các dịp hội hè. Quang vùng Sa pa điệu hát này gọi là khắp, gần giống như cách hát quan họ. Lễ hội quan trọng nhất của ngươig Tày là hội xuống đồng vào dịp đầu Xuân để cầu xin một năm với bội thu. Vào các ngày lễ tết, người ta thường múa, đánh võ, ném còn, đánh quay, kéo co, chơi cờ tướng. Các bào thước nam của người Tày cũng rất nổi tiếng, nhất là các bài thuốc chữa rắn cắn, giải độc, đau khớp. ở chợ Sa Pa, có người Tày ngồi bán các loại cây củ dùng làm thuốc. Dân tộc Giáy là một nhánh của nhóm các dân tộc Tày- Thái, sống chủ yếu ở các vùng núi cực bắc. tổng số người Giáy ở Việt Nam chỉ có trên 25 ngàn và ở Sa Pa họ chỉ chiếm 2%, tập trung ở các bản quanh thung lũng Tả Van, Lao Chải. Cũng như người Tày, Nùng, Thái, người Giáy canh tác trên các trên các mảnh ruộng bằng phẳng trông lúa tẻ. trước kia mỗi năm chỉ làm một vụ. Sau ngày tết, họ tổ chức lễ hội xuống đông Gióong Boọc vào ngày tháng giêng để cầu mong một năm trồng cấy tốt lành.
Trong làng người ta giúp nhau theo kiểu đổi công vào những ngày bận rộn như màu cấy, mùa thu hoạch. Lúa gặt vào mùa khô cho nên người ta đánh đống ngay ngoài đồng, rồi mang dần về nhà đập. ngoài ra người ta còn chăn nuôi gà vịt, trâu ngựa...
Trước kia người Giáy thường nấu cơm bằng cách luộc gạo gần chín rồi mới vướt ra cho vào chõ đồ tiếp, còn nước luộc gạo dùng để uống cả ngày. Trang phục người Giáy đơn giản hơn các dân tộc khác, ít thêu thùa và chỉ có các băng vải màu viền quay cổ và vạn áo. Người Giáy ở Sa Pa làm nhà nền đất, vách gỗ, gách lửng có gian thờ ở giữ và là nơi tiếp khách.
Kho tàng ca dao tục ngữ, câu đố của nguời Giáy rất phong phú, đặc biệt là có rất nhiều sự tích để giải thích cho các hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. dân ca Giáy được hát trong tất cả mọi hoạt động xã hội như đám ma, đám cưới, chúc tục, lễ hội và nhất là khi trai gái giao duyên. Người Giáy cho rằng hát là để nghe chứ không phải để ngắm. vì thế có nhiều cụ đã già nhưng vẫn tham gia vào các cuộc hát và vẫn được hâm mộ. ngày nay trong các làng người Giáy ở Sa Pa, đời sống tinh thaàn khá cao, nhiều nhà có tivi và hầu hết trẻ em được đi học, có nhiều người đã học tới cao đẳng hoặc đại học.
Người Xá Phó thường canh tác trên các ruộng nương và làm đổi công cùng nhau trong các kỳ mùa vụ rất thân ái đoàn kết. người Xá Phó làm nhà sàn, bên cạnh có cách lán nhỏ để cất thóc. Ngoài việc chăn nuôi gia cầm, gia súc, họ rất giỏi về việc trồng bông diệt vải và đan lát các đồ mây tre.
Các làng Xá Phó ở Sa Pa tuy nghèo nhưng đồng bào rất rộng lòng và các cô gái luôn vui vẻ rủ nhau cùng nhảy múa mỗi khi có khách tới thăm các bản làng Xá Phó là một trong các chương trình hấp dẫn của các công ty du lịch dành cho du khách.
Các Tin liên quan
- Kinh nghiệm phượt Sa Pa cho người đi lần đầu tiên (24/11)
- Khách sạn Sapa Vista: Thỏa sức ngắm cảnh và hưởng thụ (24/11)
- Chợ Tình Sa Pa (24/11)
- Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo mùa nước đổ (24/11)
- Cháy rừng tại thôn Séo Mý Tỷ (Sa Pa) (24/11)
- Ngắm “mây luồn” đẹp như bức tranh thủy mặc (24/11)
- 61 khách sạn Sa Pa được giới thiệu trên mạng thông tin (24/11)
- Tuần Văn hóa, du lịch Điện Biên 2014: Hội tụ tinh hoa (24/11)
- Chương trình “Mùa xuân trên San Sả Hồ” (24/11)
- (15-12-2013 ) Sapa lạnh âm 1 độ C, băng tuyết xuất (24/11)
Các Nhóm Tin Khác
Kiểm tra giá và phòng trống