"Linh hồn" của du lịch ở Sa Pa
  • Đây Là phòng Suite của Khách sạn Panorama
  • Đây Là phòng Suite của Khách sạn Panorama,
CÁC TIN TỨC KHÁC
Sunday, 09/15/2013 - 20:39

“Linh hồn” của du lịch ở Sa Pa

Những cô gái trong trang phục dân tộc Mông cầm ô múa xòe bên những chàng trai múa khèn với điệu nhảy uyển chuyển trong tiếng nhạc du dương của dân ca Mông đã thu hút hàng trăm khách du lịch trong tiếng vỗ tay tán thưởng. Đó là buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức thường xuyên tại Khu du lịch Cát Cát, xã San Sả Hồ (Sa Pa)...

“Linh hồn” của du lịch ở Sa Pa
Ngoài biểu diễn văn nghệ trong đêm chợ tình diễn ra vào tối thứ Bảy hằng tuần thì tại các bản làng ở Sa Pa đều có những tiết mục văn nghệ mang sắc thái riêng của từng dân tộc như: Văn nghệ dân tộc Tày ở Bản Hồ, văn nghệ dân tộc Giáy ở Tả Van, văn nghệ dân tộc Dao ở Tả Phìn... thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng thức.

Nghệ nhân Giàng Seo Gà, dân tộc Mông, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Sa Pa, người có nhiều năm sưu tầm và bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc thiểu số cho biết: Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa phong phú về nội dung và hình thức. Người Mông có hội thi hát ống, hội Gầu tào tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán, trai gái xúng xính với trang phục mới du xuân, hẹn hò sum họp, cầu may, hạnh phúc. Khác với người Mông, người Dao có lễ Cấp sắc, lễ Tết nhảy được diễn đạt bằng những điệu múa thể hiện hình thức tín ngưỡng, tôn giáo mang màu sắc văn nghệ vui tươi, khoẻ mạnh, mang tính sinh hoạt cộng đồng cao. Người Dao ở Sa Pa có tới 70 điệu nhảy, múa khác nhau, riêng Tết nhảy của người Dao Tả Phìn có tới 54 điệu. Người Tày, người Giáy có lễ hội xuống đồng tổ chức vào ngày Thìn đầu năm mới, mong muốn điều tốt lành, bình yên. Dân tộc Xa Phó có nhiều điệu múa nhưng đặc biệt phải kể đến điệu khuôn nhạc dành cho nữ rất độc đáo mang tính riêng biệt, không bị ảnh hưởng, pha tạp của dân tộc nào. Tục mở hội vào các dịp đầu xuân của các dân tộc Sa Pa là hình thức sinh hoạt văn hoá gắn bó giữa các dân tộc với nhau, giữa con người với con người mong muốn cuộc sống tốt lành.

Đối với Sa Pa, du lịch là loại hình kinh tế đặc thù, trong đó “linh hồn” của du lịch là văn hoá. Do vậy, nhiều năm qua huyện Sa Pa đã quan tâm chỉ đạo ngành văn hóa đảm bảo mọi hoạt động văn hóa phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII), Đảng bộ, chính quyền huyện Sa Pa đã chú trọng việc phát huy, phát triển văn hoá đậm đà bản sắc các dân tộc thiểu số phục vụ việc phát triển du lịch. Chương trình hành động của Huyện uỷ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) đã nhấn mạnh: Xây dựng đời sống văn hóa và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng bộ. Trên cơ sở đó, đã chỉ đạo các hoạt động văn hóa ở địa phương tập trung vào việc triển khai 10 nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII). Cấp uỷ, chính quyền đã nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết phải xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; phải nắm chắc quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) đã đề ra. Từ đó, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động của các chi, đảng bộ cơ sở. Trong đó, nhiều loại hình hoạt động văn hóa các dân tộc thiểu số được khôi phục và diễn ra sôi nổi. Từ năm 2003, sau Lễ kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa, nhiều lễ hội đã được duy trì tổ chức thường niên như: Lễ hội trên mây Sa Pa; Đêm hội hoa đăng và 6 Lễ hội văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc trong huyện. Đặc biệt, ngày đại đoàn kết toàn dân đã trở thành ngày hội lớn có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, mang nhiều màu sắc văn hóa và thu hút được đông đảo nhân dân tích cực tham gia. Mỗi dân tộc ở Sa Pa đều có phong tục, tập quán riêng thể hiện bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.

Hiện nay, ở Sa Pa dịch vụ du lịch chiếm 61% nền kinh tế, hầu hết các xã trong huyện đều biết làm du lịch, hằng năm đón trên 500 nghìn lượt khách. Doanh thu từ du lịch - dịch vụ đạt khoảng 350 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động hằng năm... Những hoạt động trên, ngoài việc bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc trên địa bàn huyện mà còn làm phong phú thêm kho tàng văn hoá toàn quốc. Thông qua đó, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Sa Pa ngày càng nhiều hơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Cùng với nhiều danh thắng đẹp là “Nóc nhà Đông Dương” cao vời vợi, những tràn ruộng bậc thang, những áng mây quanh năm bao phủ, nhà thờ đá cổ kính và không thể thiếu những bản sắc văn hóa làm nên một “hồn cốt” riêng cho du lịch Sa Pa hấp dẫn biết bao du khách. Đến Sa Pa bất cứ mùa nào, trong năm, du khách đều có thể tận hưởng và trải nghiệm thú vị về mảnh đất và con người dưới chân núi Fansipan hùng vĩ.

Kiều Lê
Click để xem thêm: Khách sạn tại Sa pa
 

Hỗ trợ khách hàng

Mr Thai   Qui Nguyen Skype
Đặt Tour Trợ giúp khách hàng Skype
Hotline: 0964 267 569
Cố Định: 02143 771 535

Kiểm tra giá và phòng trống

calendar