CÁC TIN TỨC KHÁC
Kỷ niệm về trái chay
Trên đường làng quê tôi dễ dàng bắt gặp những cây chay tỏa bóng che mát. Cây ra hoa vào cuối xuân - khoảng tháng 3, tháng 4. Quả mọc thành chùm xinh xắn, mịn màng lông tơ, đến cuối hè thì trái chín vàng ươm.
Theo kinh nghiệm dân gian, quả chay được biết đến như là một vị thuốc quý. Người ta dùng quả chay chín ăn hoặc ép lấy nước uống để chữa phổi nóng, ho ra máu, chảy máu mũi, đau họng hoặc dạ dày. Những năm được mùa, quả chay chín được phơi khô, để dành sắc uống quanh năm giúp trẻ nhỏ gầy yếu ăn ngon, người già bớt đau lưng, mỏi gối...
Người quê tôi thường dùng quả chay để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Trái chay còn xanh cắt lát kho với cá, dùng trong bữa cơm hằng ngày. Quả chay cũng kho với cá đồng như cá rô, cá tràu. Cá còn tươi nguyên, làm sạch ướp hành, ớt, tiêu, chế vào ít dầu, nước mắm, bắc lên bếp kho nhỏ lửa. Khi nồi cá đang sôi, cho những lát chay vào. Món cá kho quả chay rất đậm đà, thịt cá thơm bùi, vị chua nhẹ, ăn mãi không ngán.
Song, ấn tượng nhất là món rạm đồng kho chay. Đặt một lớp lá lốt dưới đáy nồi, sắp những con rạm đã làm sạch lên trên, tiếp tục là một lớp quả chay cắt lát mỏng. Hành củ phi thơm rồi rưới đều nước mỡ phi hành lên trên mặt rạm, ướp nồi rạm thấm gia vị vừa ăn rồi kho nhỏ lửa. Đợi rạm khô lại và ngấm đều các loại gia vị, tỏa mùi thơm dịu ngọt là ăn được.
Và cả những bát canh cá, canh rau nấu cùng quả chay vừa giúp giải nhiệt trong những ngày oi bức vừa khiến người ta nhớ hoài món ngon giản dị nơi quê nhà xa lắc. Thông thường, chờ nồi canh vừa chín tới là có thể cho những lát chay vào (chay còn tươi hoặc đã phơi khô). Đợi đến khi canh sôi trở lại trong vài phút thì nêm nếm vừa ăn rồi nhấc xuống, múc ra tô, cho chút ngò đã xắt nhỏ cùng một ít tiêu xay.
Những khứa cá trắng ngà đã không còn béo đến ngậy trong tô canh nữa. Trái lại vị ngọt béo của cá hầu như đã hòa lẫn trong vị chua dịu của quả chay làm thành một món ăn hài hòa, tuyệt ngon, tạo nên sự khác biệt của tô canh vùng miền núi trung du so với những nơi khác.
Những ngày này, có lẽ người dân vùng trung du quê tôi đang háo hức chờ mùa chay đến. Để lại được nếm vị chua chua, ngọt ngọt của quả chay trong từng bữa cơm. Để có thể ngồi cắt từng lát chay chín, tỉ mỉ phơi khô rồi gói gém làm quà quê cho người phương xa.
Chay Bắc bộ, Chay vỏ tía - Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả: Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính.
Cây Chay có thể dùng làm bóng mát
Cây ra hoa vào cuối xuân khoảng tháng Ba, tháng Tư. Đến cuối hè thì trái chín. Trái chay ăn được, khi chín màu vàng, ruột hồng có vị chua.
Bộ phận dùng: Quả, rễ - Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An...) và cũng được trồng để lấy quả ăn và vỏ dùng ăn trầu. Quả và rễ cũng được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa nhiều tanin.
Tính vị, tác dụng: Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc:
1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Rong kinh, bạch đới: Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.
========================================================================================
Người quê tôi thường dùng quả chay để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Trái chay còn xanh cắt lát kho với cá, dùng trong bữa cơm hằng ngày. Quả chay cũng kho với cá đồng như cá rô, cá tràu. Cá còn tươi nguyên, làm sạch ướp hành, ớt, tiêu, chế vào ít dầu, nước mắm, bắc lên bếp kho nhỏ lửa. Khi nồi cá đang sôi, cho những lát chay vào. Món cá kho quả chay rất đậm đà, thịt cá thơm bùi, vị chua nhẹ, ăn mãi không ngán.
Song, ấn tượng nhất là món rạm đồng kho chay. Đặt một lớp lá lốt dưới đáy nồi, sắp những con rạm đã làm sạch lên trên, tiếp tục là một lớp quả chay cắt lát mỏng. Hành củ phi thơm rồi rưới đều nước mỡ phi hành lên trên mặt rạm, ướp nồi rạm thấm gia vị vừa ăn rồi kho nhỏ lửa. Đợi rạm khô lại và ngấm đều các loại gia vị, tỏa mùi thơm dịu ngọt là ăn được.
Và cả những bát canh cá, canh rau nấu cùng quả chay vừa giúp giải nhiệt trong những ngày oi bức vừa khiến người ta nhớ hoài món ngon giản dị nơi quê nhà xa lắc. Thông thường, chờ nồi canh vừa chín tới là có thể cho những lát chay vào (chay còn tươi hoặc đã phơi khô). Đợi đến khi canh sôi trở lại trong vài phút thì nêm nếm vừa ăn rồi nhấc xuống, múc ra tô, cho chút ngò đã xắt nhỏ cùng một ít tiêu xay.
Những khứa cá trắng ngà đã không còn béo đến ngậy trong tô canh nữa. Trái lại vị ngọt béo của cá hầu như đã hòa lẫn trong vị chua dịu của quả chay làm thành một món ăn hài hòa, tuyệt ngon, tạo nên sự khác biệt của tô canh vùng miền núi trung du so với những nơi khác.
Những ngày này, có lẽ người dân vùng trung du quê tôi đang háo hức chờ mùa chay đến. Để lại được nếm vị chua chua, ngọt ngọt của quả chay trong từng bữa cơm. Để có thể ngồi cắt từng lát chay chín, tỉ mỉ phơi khô rồi gói gém làm quà quê cho người phương xa.
Chay Bắc bộ, Chay vỏ tía - Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả: Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính.
Cây Chay có thể dùng làm bóng mát
Cây ra hoa vào cuối xuân khoảng tháng Ba, tháng Tư. Đến cuối hè thì trái chín. Trái chay ăn được, khi chín màu vàng, ruột hồng có vị chua.
Bộ phận dùng: Quả, rễ - Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An...) và cũng được trồng để lấy quả ăn và vỏ dùng ăn trầu. Quả và rễ cũng được dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa nhiều tanin.
Tính vị, tác dụng: Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc:
1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Rong kinh, bạch đới: Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.
========================================================================================
Các Tin liên quan
- Giấc ngủ nơi trần thế (25/08)
- 19 điều bạn nên làm ít nhất một lần trong đời (25/08)
- Người học kém ở trường thường thành công ở đời? (25/08)
- 16 điều khác biệt thú vị của hai nền văn hóa Đông (25/08)
- Bức thư cảm động của người chồng bị án oan gửi vợ (25/08)
- Trang Facebook chính thức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/08)
- Để ai cũng có cơ hội viếng, tiễn biệt Đại tướng Võ (25/08)
- Nét đẹp chợ phiên Bắc Hà (25/08)
- Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/08)
- Tin buồn cho dân tộc: Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần (25/08)
Các Nhóm Tin Khác
Kiểm tra giá và phòng trống